Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì?

Hệ thống điện nhẹ ELV (Extra Low Voltage) là tập hợp các hệ thống sử dụng điện áp thấp để hỗ trợ vận hành và quản lý công trình một cách hiệu quả.

Lợi ích của hệ thống ELV

  • Tăng cường độ an toàn: Bảo vệ tài sản và nhân viên của bạn bằng tính năng giám sát video, kiểm soát truy cập, phát hiện xâm nhập và cảnh báo chu vi.
  • An toàn cuộc sống : Đảm bảo môi trường an toàn với hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy, chiếu sáng khẩn cấp và hệ thống truyền thanh công cộng.
  • Tự động hóa : Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng, sự thoải mái và hoạt động của tòa nhà với Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS), SCADA và bộ điều khiển phòng.
  • Truyền thông : Xây dựng nền tảng truyền thông vững chắc với hệ thống cáp có cấu trúc, mạng chủ động và thụ động, giải pháp không dây và điện thoại IP.
  • Giải trí : Thu hút khán giả và tăng cường cộng tác bằng màn hình hiện đại, hệ thống nghe nhìn, giải pháp hội nghị và bảng hiệu kỹ thuật số.

Tiêu chuẩn thi công hệ thống điện nhẹ

Tiêu chuẩn cơ bản

Tiêu chuẩn TCVN 7447 và IEC 60364 quy định các nguyên tắc thiết kế và thi công hệ thống điện nhẹ, trong đó gồm lựa chọn thiết bị, bố trí lắp đặt và kiểm tra vận hành. Hệ thống phải đảm bảo tính ổn định, an toàn và tiết kiệm năng lượng để bảo đảm chất lượng công trình, giảm nguy cơ sự cố và tối ưu hiệu suất hoạt động.

Tiêu chuẩn hệ thống cáp mạng

Hệ thống cáp mạng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như TIA/EIA-568 và ISO/IEC 11801. Cụ thể là quy định về loại cáp (cáp xoắn đôi, cáp quang), khoảng cách tối đa, đầu nối và phương pháp kiểm tra,… Một hệ thống cáp đạt chuẩn sẽ nâng cao tốc độ truyền tải dữ liệu ổn định, giảm nhiễu, đồng thời tăng tuổi thọ thiết bị mạng.

Tiêu chuẩn an toàn điện

Tiêu chuẩn NFPA 70 (NEC) và IEC 60364 quy định cách lắp đặt điện an toàn, thể hiện ở cách tiếp đất, cách điện và bảo vệ chống quá tải. Các quy tắc này giúp giảm nguy cơ cháy nổ, chập điện và tai nạn lao động có thể xảy ra. Ví dụ, trang bị aptomat tự động cắt khi quá tải trong một số hệ thống thông minh sẽ bảo vệ hệ thống khỏi hư hỏng, tăng thêm độ an toàn cho người dùng.

Tiêu chuẩn hệ thống giám sát an ninh

Tiêu chuẩn IEC 62676, BS EN 50132 (tiêu chuẩn châu Âu) quy định về thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống camera giám sát. Theo đó, hệ thống CCTV cần đảm bảo hình ảnh rõ nét, góc quan sát hợp lý và lưu trữ dữ liệu an toàn. Ngoài ra, NFPA 72 (tiêu chuẩn Mỹ) yêu cầu hệ thống báo cháy phải có độ nhạy đạt chuẩn, cảnh báo nhanh và hoạt động ổn định trong nhiều điều kiện.

Tiêu chuẩn hệ thống kiểm soát ra vào

Hệ thống kiểm soát ra vào đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý an ninh, bảo vệ tài sản và đảm bảo quyền truy cập hợp lệ tại các tòa nhà, văn phòng, nhà máy, trung tâm dữ liệu, và khu vực hạn chế. Việc thiết kế và lắp đặt hệ thống này phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật BS EN 60839 và ISO/IEC 27001 về bảo mật thông tin nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn, bảo mật và tính ổn định trong vận hành.

Tiêu chuẩn hệ thống âm thanh

Hệ thống âm thanh cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, độ rõ ràng và độ bền của thiết bị. Quan trọng trong đó là tiêu chuẩn IEC 60268 quy định về chất lượng âm thanh, thiết bị loa, micro và bộ khuếch đại, đảm bảo âm thanh rõ ràng, không bị méo tiếng. Ngoài ra, còn có NFPA 72 yêu cầu hệ thống âm thanh thông báo khẩn cấp phải có âm lượng phù hợp và hoạt động ngay lập tức khi có sự cố.

Quy trình thiết kế thi công hệ thống điện nhẹ

Trong các công trình hiện đại, hệ thống điện nhẹ đóng vai trò cốt lõi trong vận hành thiết bị. Thi công không đúng tiêu chuẩn có thể gây sự cố như mất kết nối mạng, lỗi camera, báo cháy kém hiệu quả, ảnh hưởng đến an ninh và vận hành. Do đó, cần tuân thủ quy trình chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu suất và an toàn cao nhất.

thi công hệ thống điện nhẹ

Trước khi thiết kế và thi công, đội ngũ kỹ thuật cần tiến hành khảo sát thực tế để xác định quy mô dự án, vị trí lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống điện nhẹ. Dữ liệu thu thập được sẽ là cơ sở để đơn vị thi công thiết kế và lập kế hoạch thi công phù hợp.

Sau khi khảo sát, đội ngũ kỹ thuật lập kế hoạch chi tiết về hệ thống điện nhẹ, lên danh mục thiết bị, vật tư cần sử dụng và tiến độ thi công. Báo giá được tính toán dựa trên chi phí nhân công, vật liệu, thiết bị và các nhu cầu khác, nhưng cần đảm bảo tối ưu ngân sách cho khách hàng.

Bản vẽ thiết kế cần mô tả chi tiết sơ đồ kết nối, vị trí lắp đặt thiết bị và hệ thống dây điện,… Bản vẽ đồng thời phải đảm bảo tính khả thi, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như thuận tiện cho các công tác bảo trì sau này.

Trước khi đi dây, kỹ thuật viên kinh nghiệm sẽ tiến hành lắp đặt ống gen bảo vệ dây điện theo bản vẽ thiết kế. Điều này giúp hệ thống dây gọn gàng, bảo vệ khỏi tác động cơ học và giảm nguy cơ chập cháy. Các loại ống phổ biến là ống nhựa PVC, ống ruột gà, ống thép,…

Dây dẫn được kéo theo hệ thống ống đã lắp đặt trước đó. Bước này đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ để tránh làm hỏng lõi dây, dây không bị xoắn, gãy. Các loại dây sử dụng thường là cáp mạng, cáp tín hiệu, cáp camera,… tùy theo hệ thống điện nhẹ cần triển khai.

Các thiết bị như switch mạng, camera an ninh, bộ điều khiển ra vào, loa thông báo,… được lắp đặt theo đúng vị trí trên bản vẽ thiết kế, cam kết chắc chắn, an toàn và đúng kỹ thuật để hệ thống vận hành ổn định.

Đơn vị thi công phải triển khai vệ sinh khu vực làm việc, thu dọn rác thải xây dựng, duy trì mỹ quan nơi công trình. Ngoài ra, các dây nối thừa cần được cố định gọn gàng để không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và an toàn khi sử dụng.

Cuối cùng là kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ hệ thống điện nhẹ. Lúc này, kỹ thuật viên thực hiện đo kiểm thông số, kiểm tra tín hiệu và chạy thử hệ thống. Sau đó sẽ bàn giao công trình cho chủ đầu tư và hướng dẫn sử dụng, bảo trì hệ thống theo thỏa thuận.

Những lưu ý khi thiết kế thi công điện nhẹ ELV

Khảo sát và thiết kế chính xác

Chỉ cần một thiết kế sai có thể dẫn đến mất kết nối, ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống hoặc gây lãng phí vật tư. Do đó, trước khi thi công cần khảo sát kỹ địa hình, kết cấu công trình và nhu cầu sử dụng để lập bản vẽ thiết kế tối ưu nhất.

power prodution media3

Sử dụng vật liệu và thiết bị đạt tiêu chuẩn

Các loại cáp, bộ nguồn, thiết bị kết nối phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế như TIA/EIA, IEC để đảm bảo độ bền, khả năng truyền dẫn tốt và an toàn khi sử dụng lâu dài. Nếu dùng vật liệu kém chất lượng khả năng cao sẽ dễ gây suy giảm tín hiệu, dễ bị hư hỏng.

power prodution media3

Lắp đặt các thiết bị bảo vệ

Cần lưu ý trang bị cầu dao, aptomat, chống sét lan truyền và bộ lọc nhiễu,… để bảo vệ hệ thống khỏi nguy cơ cháy nổ, chập điện hoặc hỏng hóc do xung điện đột ngột, giúp kéo dài tuổi thọ của hệ thống.

power prodution media3

Đảm bảo hệ thống được nối đất đúng cách

Nối đất là khâu rất quan trọng. Hệ thống điện nhẹ phải có dây tiếp địa đạt tiêu chuẩn để tránh rò điện, giảm nguy cơ giật điện và bảo vệ thiết bị khỏi hư hỏng do điện áp cao.

power prodution media3

Thử nghiệm hệ thống trước khi đưa vào sử dụng

Sau khi lắp đặt, hãy kiểm tra hoạt động của từng thiết bị, đo kiểm tín hiệu, kiểm tra kết nối mạng và kiểm thử tình huống khẩn cấp. Việc này nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru trước khi bàn giao cho đối tác, khách hàng.

power prodution media3

Bảo dưỡng định kỳ

Hệ thống điện nhẹ ELV cần được bảo trì thường xuyên, hoạt động cần làm là kiểm tra kết nối, vệ sinh thiết bị, thay thế linh kiện hư hỏng và cập nhật phần mềm nếu cần. Bảo trì định kỳ sẽ giúp ngăn ngừa sự cố và đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trong thời gian dài hơn.

VF&T - Công ty thi công hệ thống điện nhẹ trọn gói chuyên nghiệp

VF&T chuyên thi công hệ thống điện nhẹ trọn gói với tiêu chuẩn cao, giúp doanh nghiệp có hệ thống mạng, camera, báo cháy và kiểm soát ra vào vận hành hiệu quả. Chúng tôi cam kết giải pháp ELV chất lượng – an toàn – tối ưu, tập trung ưu tiên khả năng hoạt động bền vững cho dự án, công trình của khách hàng!

Tập trung vào các giải pháp thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống điện nhẹ tối ưu, đảm bảo hiệu suất, an toàn và phù hợp với nhu cầu linh hoạt của khách hàng.

Đội ngũ thi công VF&T giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, giao trả hệ thống vận hành ổn định và bền vững.

VF&T cung cấp dịch vụ bảo trì định kỳ, hỗ trợ kỹ thuật 24/7, giúp hệ thống khách hàng luôn hoạt động an toàn, hiệu quả.

Tại sao chọn dịch vụ ELV của VF&T

Hơn 15 năm hành trình tạo nên uy tín cho thương hiệu VF&T. Chúng tôi tự tin cung cấp đến khách hàng các giải pháp điện nhẹ toàn diện, hiệu suất cao và ổn định theo thời gian.

  • Giải pháp trọn gói, tối ưu chi phí: Khách hàng nhận được dịch vụ hoàn chỉnh, từ tư vấn, thiết kế đến thi công và bảo trì, tiết kiệm thời gian và đáp ứng ngân sách.
  • Chất lượng chuẩn quốc tế: Hệ thống ELV của VF&T được thi công theo tiêu chuẩn IEC, TIA/EIA, NFPA,… đảm bảo an toàn và độ bền lâu dài.
  • Quy trình chuyên nghiệp: VF&T hỗ trợ bảo hành dài hạn, bảo trì định kỳ, phục vụ tận tâm 24/7, đảm bảo tính chuyên nghiệp và tỉ mỉ trong từng giai đoạn.

Hãy để chúng tôi giúp bạn xây dựng một môi trường thông minh, an toàn và thuận tiện với hệ thống ELV tiên tiến!

Một số ví dụ cụ thể về các dự án ELV mà công ty đã triển khai:

Xem tất cả dự án

Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, công ty cam kết cung cấp dịch vụ ELV chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về các dịch vụ ELV!

Câu hỏi thường gặp

Là quá trình lắp đặt các hệ thống điện có điện áp thấp trong công trình, tòa nhà văn phòng như là mạng LAN, camera an ninh, hệ thống báo cháy, kiểm soát ra vào, âm thanh thông báo,…

Các thành phần chính của một hệ thống điện nhẹ bao gồm hệ thống mạng và viễn thông (LAN, Wi-Fi), camera giám sát, báo cháy, kiểm soát ra vào, hệ thống âm thanh thông báo và hội nghị truyền hình,…

Thời gian thi công phụ thuộc vào quy mô công trình. Với dự án nhỏ, quá trình có thể cần vài tuần, còn các công trình lớn có thể kéo dài vài tháng. Tại VF&T, chúng tôi cam kết tối ưu thời gian thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho quý khách!

Có. Chúng tôi cung cấp trọn gói vật tư, thiết bị từ các thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng, đồng bộ với hệ thống và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho các dự án ELV.

Hoàn toàn có thể. Các hệ thống như camera giám sát, kiểm soát ra vào, báo cháy có thể kết nối với nhau để nâng cao tính tự động hóa và thuận tiện quản lý cho các dự án.