Hệ thống điện nhẹ là gì? Đây là hệ thống bao gồm các giải pháp công nghệ như mạng nội bộ, camera giám sát, kiểm soát ra vào, hệ thống âm thanh và báo cháy, đóng vai trò quan trọng trong hạ tầng kỹ thuật của các tòa nhà, văn phòng và khu công nghiệp hiện đại.
Dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị công trình, điện nhẹ đóng vai trò cốt lõi, giúp nâng cao hiệu suất, tối ưu vận hành và tăng cường an toàn một cách hiệu quả.
Hãy tìm hiểu cùng VF&T tất tần tật thông tin về hệ thống điện nhẹ ELV trong bài viết dưới đây!
Hệ thống điện nhẹ là gì?
Hệ thống điện nhẹ (viết tắt là ELV, tên tiếng anh Extra Low Voltage) là tập hợp các hệ thống điện hoạt động ở điện áp thấp (dưới 60V DC hoặc 35V AC), thường được sử dụng trong tòa nhà, văn phòng, nhà máy để nâng cao tiện ích và quản lý hiệu quả.

Ví dụ, trong một trung tâm thương mại, hệ thống điện nhẹ thường được dùng trong camera giám sát an ninh, hệ thống âm thanh thông báo hướng dẫn khách hàng, mạng LAN hỗ trợ kết nối internet, hệ thống kiểm soát ra vào dành cho nhân viên, hay là bãi đỗ xe thông minh giúp điều phối phương tiện.
Nhờ điện nhẹ, các công trình hiện đại ngày nay được đảm bảo an ninh, kết nối thông tin nhanh chóng và vận hành hiệu quả hơn.
Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì?
Trong các tòa nhà hiện đại, hệ thống điện nhẹ đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu suất vận hành, đảm bảo an toàn, cũng như tối ưu tốt hơn trải nghiệm người dùng. Vậy bạn có biết một hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì?

- Hệ thống BMS (Building management system): Là hệ thống quản lý tòa nhà giúp giám sát và điều khiển các thiết bị kỹ thuật như điều hòa, chiếu sáng, thang máy,… giúp tối ưu năng lượng, giảm chi phí vận hành đáng kể.
- Hệ thống kiểm soát vào ra: Sử dụng thẻ từ, vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt để kiểm soát ra vào tại văn phòng, nhà máy, công xưởng, hoặc là chung cư, là một trong các giải pháp tăng cường bảo mật và quản lý nhân sự hiệu quả phổ biến ngày nay.
- Hệ thống camera giám sát: Camera an ninh được lắp đặt tại các khu vực quan trọng nhằm giám sát, ghi hình và hỗ trợ bảo vệ theo dõi từ xa.
- Quản lý bãi đỗ xe: Ứng dụng công nghệ nhận diện biển số, cảm biến và phần mềm điều hướng để tự động kiểm soát phương tiện ra vào, tối ưu hóa không gian đỗ xe và hỗ trợ giảm thiểu ùn tắc.
- Hệ thống mạng nội bộ, mạng LAN: Hệ thống kết nối các thiết bị trong tòa nhà để truyền dữ liệu, truy cập internet, đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống CNTT.
- Hệ thống truyền hình: Thường là truyền hình cáp hoặc vệ tinh, phục vụ nhu cầu giải trí, hỗ trợ thông tin trong các khách sạn, chung cư, hoặc các khu vực công cộng.
- Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến: Hệ thống này giúp kết nối các phòng họp từ xa, hỗ trợ giao tiếp và làm việc nhóm qua video; nhờ đó giảm chi phí di chuyển và cải thiện hiệu suất làm việc.
- Hệ thống tổng đài điện thoại: Cung cấp chức năng liên lạc nội bộ giữa các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp, còn có thể kết nối với bên ngoài một cách linh hoạt và chuyên nghiệp.
- Hệ thống âm thanh thông báo: Được sử dụng trong các tòa nhà, trung tâm thương mại, bệnh viện để phát thông báo khẩn cấp, hướng dẫn chung cho khách hàng và nhân viên.
- Hệ thống cảnh báo: Ví dụ như các hệ thống báo cháy, báo trộm giúp phát hiện nguy hiểm sớm và báo tín hiệu kịp thời để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản.
- Hệ thống gọi y tá: Đây là ứng dụng hiện đại trong bệnh viện, cho phép bệnh nhân nhấn nút gọi khi cần hỗ trợ, nhờ vậy các nhân viên y tế phản ứng nhanh hơn.
- Hệ thống xếp hàng tự động: Thường áp dụng trong ngân hàng, bệnh viện, trung tâm giao dịch nhằm sắp xếp thứ tự phục vụ, giúp giảm thời gian chờ đợi và nâng cao trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Có thể thấy, nhờ các hệ thống này, khâu vận hành tòa nhà trở nên thông minh, an toàn và tiện lợi hơn bao giờ hết. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, hệ thống điện nhẹ còn tối ưu chi phí vận hành, tiết kiệm năng lượng, đồng thời cải thiện trải nghiệm của người sử dụng.
Phân biệt hệ thống điện nhẹ và điện nặng
Thường thấy trong các dự án công trình xây dựng, hệ thống điện được chia thành 2 nhóm chính: điện nặng và điện nhẹ.
Hai loại hệ thống điện này sẽ có chức năng và đặc điểm khác nhau. Nếu hệ thống điện nặng đóng vai trò cung cấp và phân phối nguồn điện chính, thì hệ thống điện nhẹ lại tập trung vào các giải pháp, ứng dụng hỗ trợ như giám sát, điều khiển và truyền tải thông tin.
Cùng VF&T tìm hiểu sự khác biệt giữa hai hệ thống này qua bảng dưới đây!
Tiêu chí | Hệ thống điện nặng | Hệ thống điện nhẹ |
Nguồn điện | Sử dụng điện áp cao (1 pha 220V hoặc 3 pha 380V) để cung cấp năng lượng cho toàn bộ tòa nhà. | Sử dụng điện áp thấp (dưới 35V AC hoặc 60V DC), chủ yếu phục vụ các hệ thống điều khiển, liên lạc, an ninh. |
Chức năng chính | Cung cấp nguồn điện cho các thiết bị tiêu thụ điện năng lớn như hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thang máy, động cơ công suất lớn. | Hỗ trợ quản lý, giám sát và vận hành các hệ thống thông minh (camera giám sát, mạng dữ liệu nội bộ, hệ thống âm thanh,…) trong công trình nhằm tăng tính tiện ích và an toàn. |
Bộ phận cấp phát điện | Gồm máy biến áp, tủ điện trung thế, dây cáp điện công suất lớn, đồng hồ đo điện, và các thiết bị chuyên dụng khác. | Bao gồm tủ điều khiển, bộ chuyển đổi tín hiệu, thiết bị kết nối mạng, cảm biến, dây cáp mạng, và các phụ kiện liên quan. |
Thiết bị sử dụng | Kích thước lớn, tiêu thụ điện năng cao, yêu cầu bảo trì định kỳ như máy biến áp, tủ điện công suất lớn. | Kích thước nhỏ gọn, tiêu thụ điện ít, thường dễ lắp đặt như camera, thiết bị viễn thông, bộ cảm biến. |

Tiêu chí chọn nhà thầu thiết kế thi công hệ thống điện nhẹ ELV
Lựa chọn nhà thầu thi công hệ thống điện nhẹ ELV sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vận hành cũng như quyết định mức độ an toàn, hiệu quả lâu dài của các dự án, công trình. Vậy nên, rất cần thiết khi bạn chọn lọc cẩn thận đơn vị nhà thầu phù hợp cho mình.
Một nhà thầu điện nhẹ uy tín nên đáp ứng các tiêu chí sau:
- Hồ sơ năng lực rõ ràng. Nhà thầu cần có đầy đủ giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, rõ ràng thông tin về lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra, hồ sơ cũng nên thể hiện được tiềm lực tài chính, đội ngũ nhân sự, và danh sách các dự án đơn vị đã thực hiện.
- Kinh nghiệm thực tế. Được thể hiện qua việc nhà thầu đã từng thi công các dự án lớn, đặc biệt là các công trình trọng điểm sẽ là một lợi thế. Thêm vào đó, nhà thầu giàu kinh nghiệm sẽ có khả năng xử lý tốt các tình huống phát sinh, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định hơn.
- Giải pháp thi công toàn diện. Giải pháp trọn gói, toàn diện đồng nghĩa nhà thầu có khả năng từ thiết kế, thi công, lắp đặt đến bảo trì sau khi bàn giao. Nhờ đó giúp tối ưu hiệu suất và kéo dài tuổi thọ hệ thống bền bỉ hơn.
- Quy trình làm việc chuyên nghiệp. Các bước triển khai phải rõ ràng, có kế hoạch chi tiết về nhân sự, vật tư và thời gian thực hiện để tránh chậm tiến độ.
- Cam kết tiến độ và pháp lý. Nhà thầu cần đảm bảo đúng tiến độ cam kết, đồng thời hỗ trợ đầy đủ thủ tục pháp lý liên quan.
- Báo giá hợp lý. Giá thành phải phù hợp với chất lượng dịch vụ, đúng với thực tế công trình, và quan trọng là không phát sinh chi phí không đáng có.

Công ty VF&T – Nhà thầu hệ thống điện nhẹ ELV chuyên nghiệp
Với hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động, VF&T tự hào là nhà thầu hàng đầu về thiết kế và thi công hệ thống điện nhẹ (ELV). Chúng tôi cung cấp các giải pháp ELV tiêu chuẩn, đồng thời triển khai hệ thống tổng hợp, tích hợp ICT, an ninh, dịch vụ và hạ tầng công nghệ hiện đại. Từ đó giúp tối ưu hóa vận hành cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả và an toàn cho mọi công trình.
6 lợi thế cạnh tranh của VF&T trên thị trường
- Kinh nghiệm thực tiễn, năng lực vững vàng
- Tích hợp công nghệ hiện đại, triển khai ELV theo tiêu chuẩn quốc tế
- Đội ngũ chuyên môn cao, quen thuộc nhiều loại công trình
- Giải pháp tổng thể, , tối ưu cho khách hàng (thay vì phải làm việc với nhiều nhà thầu riêng lẻ)
- Chi phí hợp lý, tiến độ đảm bảo, bảo trì dài hạn
- Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả
Với phương châm Công nghệ tiên tiến – Giải pháp tối ưu – Dịch vụ tận tâm, chúng tôi mang đến những hệ thống ELV hiện đại, giúp khách hàng tối ưu vận hành, nâng cao hiệu suất và chuyển đổi khoản đầu tư thành giá trị bền vững và cạnh tranh.
Liên hệ ngay VF&T để nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất ngay hôm nay!
Case Study VF&T đã thiết kế thi công hệ thống điện nhẹ
VF&T tự hào đã thực hiện thành công nhiều dự án quy mô lớn như tòa nhà thông minh, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, bệnh viện, khách sạn,… Chúng tôi có năng lực triển khai đa dạng giải pháp thông minh, hệ thống điện nhẹ tích hợp, trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp và tổ chức lớn trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, dầu khí, viễn thông và chính phủ.
Những giải pháp hệ thống điện nhẹ trong nhà dân dụng, hệ thống điện nhẹ nhà ở, hệ thống điện nhẹ công trình, hệ thống điện nhẹ trong toàn nhà cao tầng,.. của chúng tôi đã được triển khai tại Vietcombank, BIDV, Viettel, PV Gas, Bộ Công an,… khẳng định chất lượng và uy tín hàng đầu trong ngành.
Tham khảo chi tiết các dự án VF&T tại đây.
Tóm lại, hệ thống điện nhẹ là gì? Đây là hệ thống không thể thiếu trong các dự án công trình thông minh giúp tối ưu quản lý, an ninh, truyền thông, và vận hành tự động. Một hệ thống điện nhẹ ELV chất lượng vừa đảm bảo hiệu suất hoạt động ổn định, vừa hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao tính cạnh tranh đáng kể.
Để có giải pháp ELV tích hợp công nghệ hiện đại, triển khai chuyên nghiệp và hỗ trợ tận tâm nhất, hãy tham khảo nhà thầu VF&T – đối tác đồng hành uy tín trong lĩnh vực thiết kế, thi công hệ thống điện nhẹ dành cho doanh nghiệp hiện đại!